NIỀM VUI TRÊN VÙNG QUÊ MỚI
Ngày tạo: 14/03/2014
Lượt xem: 1095
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất trũng, ngập lụt của xã Hải Thành, Hải Lăng, mang tính là xã nông nghiệp nhưng thôn anh không có đất ruộng, mặc dù “ bán mặt cho đất bán lưng cho trời” quang năm vợ chồng anh đi làm thuê nhưng nghèo vẫn cứ nghèo. Sự vất vã đó, nung nấu anh một ý chí phải thoát nghèo vươn lên làm giàu một cách chính đáng. Năm 2002 khi nghe thông báo về chương trình Di dãn dân, phát triển vùng kinh tế mới của tỉnh, anh đã đăng ký ghi tên lên vùng lìa huyện Hướng Hóa. Rời quê hương lên thôn Trung Phước, xã A Dơi lập nghiệp, những ngày đầu lên vùng núi làm ăn anh thấm thía sự vất vã thiếu thốn, không có điện, phải đi xa mới lấy được nước, đi chục km mới có thể mua được một gói mì. Cả một vùng rừng núi chi chít đá sỏi và cỏ dại phải dùng tay phát dọn là chính. Không kể nắng mưa ông cần mẫn gỡ từng quả mìn, phát từng bụi cây mang lại sự hồi sinh cho đất. Có lần anh Sơn suýt cuốc phải một quả mìn. Anh tâm sự: "Nắng chang chang mà tôi run lên vì lạnh", nhưng với bản tính cần cù, không khuất phục trước khó khăn, “ Lúc mới lên vùng kinh tế mới khó khăn lắm nhưng tính tôi là vậy không chịu từ bỏ việc gì mà đôi tay có thể làm được, đối với tôi chỉ cần có đất canh tác thì khó mấy tôi cũng có thể gắng được”.
Với sự hổ trợ ban đầu 5 triệu đồng từ chương trình, vợ chồng anh quý lắn. Ban đầu ít vồn thi anh lấy “ngắn nuôi dài” trồng các cây như sắn, chuối, bước đầu anh tạo được 3 ha đất và dùng trồng sắn. Đến khi thu hoạch sắn lạ đất cho củ to, dài, năng suất cao. Vụ sắn đầu tiên anh thu về 10 triệu anh mừng lắm, chắt chiu từng đồng vốn nhỏ, rồi mở rộng diện tích lên đến 6 ha, anh trồng thêm tiêu và cà phê. Không dừng lại ở đó anh lên kế hoạch chuyển đổi cây trồng mới sao cho phù hợp, vì anh cho rằng cây sắn trồng lâu quen đất thì năng suất sẽ thấp. Năm 2006 được sự hổ trợ của chương trình Đa dạng hóa nông nghiệp, anh đã mạnh dạn chuyển đổi 3 ha đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cao su. Là một hộ dân hưởng lợi của Dự án Cao su tiểu điền trong chương trình đa dạng hóa nông nghiệp, anh đã được tham gia các lớp tập huấn trồng và chăm sóc cây cao su. Có thêm kiến thức anh không quản ngại khó khăn, từ sáng sớm tinh sương đến tối mịt mù, vợ chồng anh cần cù trên vùng đất mới, cộng với khí hậu thích hợp để trồng cây cao su, do nằm ở sát biên giới Việt- Lào, hàng năm có số giờ nắng cao, lại ít khi xảy ra bão nên cây cao su phát triển tốt, vườn cao su nhà anh đã đến thời điểm thu hoạch.
Năm 2013 sự trở lại của dự án cao su tiểu điền, việc triển khai các lớp đào tạo cho nông dân kỹ thuật khai thác mũ cao su của Trung tâm KNKN Quảng Trị làm cho anh và các hộ dân nơi đây mừng không xiết. Anh cho biết thêm "kỹ thật cạo mũ cao su không đơn giản, tôi cũng như bà con nơi đây không thể tự mày mò học được. Nhờ sự giảng dạy, bày vẽ của các chuyên gia hổ trợ kỹ thuật mà tôi đã thiết kế được miệng cạo và cạo mủ cao su đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật". Với 1650 cây trong vườn như hiện nay đã cho gia đình anh thu nhập ổn định từ 8 trăm đến 1 triệu đồng/ngày vào mùa khai thác. Cả gia đình vui mừng bởi đã tìm được hướng đi đúng, nụ cười mĩ mãn trên vườn cây cao su nó như thầm nói việc triển khai mô hình trồng cây cao su đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ nghèo, đồng thời đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp ở xã vùng lìa này. Phát triển cây cao su là hướng đi mới và đúng nó sẽ góp phần thiết thực vào chỉ tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn.
Phan Việt Toàn - TTKNKNQT
|