TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MẶN, LỢ (Kết quả lấy mẫu Đợt 4 và Đợt 5)
Ngày tạo: 19/11/2020
Lượt xem: 62
Những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và nuôi tôm nước mặn, lợ nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì ngành nuôi tôm cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ của môi trường và dịch bệnh. Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản đã triển khai công tác quan trắc thường xuyên môi trường nuôi tôm nhằm phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững…
Hiện nay môi trường nuôi thủy sản đang bị suy thoái và có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát, như: vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và nước thải công nghiệp, cũng như hoạt động NTTS không ngừng phát triển đã làm gia tăng dịch bệnh thủy sản; bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ảnh hưởng không ít đến NTTS… Do đó, việc quan trắc môi trường phục vụ NTTS là hết sức cần thiết, giúp thông tin kịp thời, dự báo diễn biến môi trường vùng nuôi, mùa vụ nuôi. Qua đó, giúp người nuôi chủ động trong quản lý chất lượng nước vùng nuôi, phòng tránh dịch bệnh, hướng tới phát triển bền vững NTTS của vùng. Thực hiện Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh, trong năm 2020, thực hiện quan trắc 9 đợt (tháng 8 - 11/2020: 2 đợt/tháng, tháng 12/2020: 1 đợt/tháng), Chi cục Thủy sản tiến hành quan trắc môi trường nước ao nuôi đại diện tại 5 xã/phường của 5 huyện/thành phố gồm: xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh), xã Trung Giang (huyện Gio Linh), xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong), xã Hải An (huyện Hải Lăng), phường Đông Giang (thành phố Đông Hà) và quan trắc nguồn nước cấp tại 11 xã/phường của 5 huyện/thành phố gồm: xã Vĩnh Thành, Vĩnh Thái, Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh); xã Trung Giang, Gio Mai (huyện Gio Linh); xã Triệu An, Triệu Phước, Triệu Lăng (huyện Triệu Phong); xã Hải An (huyện Hải Lăng) và phường Đông Giang, Đông Lễ (thành phố Đông Hà). Các chỉ tiêu quan trắc trong môi trường nước ao nuôi bao gồm: Nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, DO, N-NO2, N-NH4, N-NO3, P-PO4, TSS, COD, mật độ và thành phần tảo, Coliforms, H2S, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus; Đối với nguồn nước cấp bao gồm: Nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, DO, N-NO2, N-NH4, N-NO3, P-PO4, TSS, COD, mật độ và thành phần tảo độc, H2S, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus, Hg, Pb, Cd, Hóa chất BVTV nhóm clo. Dữ liệu quan trắc sau khi phân tích sẽ được tổng hợp và thông báo đến các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, đồng thời hệ thống hóa thành cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá diễn biến môi trường theo thời gian. Từ đó, dự báo diễn biến môi trường phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất.
Cụ thể, kết quả quan trắc môi trường Đợt 4 ngày 15/9/2020, trong 5 mẫu nước được lấy trong ao nuôi tôm, không phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số và V.parahaemolyticus; Xuất hiện 8 loài tảo trong các ao nuôi (Chlorella sp, Volvox sp, Dysmarphococcus sp, Alexandrium pseudogonyaulax, Pronocentrum rathymum, Ceratium trichoceros, Stephanonyxis palmeriana, Protoperidinium ventricum), tuy nhiên mật độ các loài tảo thấp, nằm trong giới hạn cho phép; Các thông số: nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, DO, N-NO3, coliform ở cả 5 điểm lấy mẫu đều có giá trị nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép; Hàm lượng N-NO2, P-PO43-, COD, H2S tại các ao ở: Trung Giang, Triệu Lăng, Hải An, Đông Giang có giá trị vượt ngưỡng cho phép, ở Vĩnh Sơn nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng N-NH4+ tại tất cả các ao nuôi đều có giá trị vượt ngưỡng cho phép (0,3 mg/l); Hàm lượng TSS tại ao nuôi ở Đông Giang có giá trị vượt ngưỡng cho phép (50 mg/l), ở các điểm còn lại nằm trong ngưỡng cho phép. Đối với mẫu nước cấp, không phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số, V.parahaemolyticus, hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo, kim loại nặng (Hg, Pb, Cd) tại 11 điểm lấy mẫu; Có 8 loài tảo đươc phát hiện trong trong các ao (Chlorella sp, Volvox sp, Dysmarphococcus sp, Alexandrium pseudogonyaulax, Pronocentrum rathymum, Ceratium trichoceros, Stephanonyxis palmeriana, Protoperidinium ventricum), tuy nhiên mật độ các loài tảo thấp, nằm trong giới hạn cho phép; Các thông số: nhiệt độ, pH, độ mặn, DO, N-NO2, N-NH4+, N-NO3, P-PO4, TSS, COD, H2S ở cả 11 điểm lấy mẫu đều có giá trị nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép.
Kết quả quan trắc môi trường Đợt 5 ngày 01/10/2020, mẫu nước được lấy trong 5 ao nuôi tôm, không phát hiện vi khuẩn vi khuẩn Vibrio tổng số và V.parahaemolyticus; Các thông số: nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, DO, N-NO3, coliform ở cả 5 điểm đều có giá trị nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép; Xuất hiện 9 loài tảo (Alexandrium pseudogonyaulax, Kryptoperidinium foliaceum, Alexandrium leei, Alexandrium affine, Skeletonema costatum, Pandorina sp, Preperidinium meunier, Dysmorphococcus sp, Prorocentrum rathymum) trong các ao nuôi, mật độ các loài tảo thấp, nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng N-NO2, N-NH4+ tại các điểm: Trung Giang, Triệu Lăng, Hải An, Đông Giang có giá trị vượt ngưỡng cho phép, ở điểm Vĩnh Sơn nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng P-PO4 tại các điểm Trung Giang, Triệu Lăng có giá trị vượt ngưỡng cho phép, các điểm còn lại nằm trong ngưỡng cho phép; Hàm lượng TSS tại điểm Hải An có giá trị vượt ngưỡng cho phép, các điểm còn lại nằm trong ngưỡng cho phép; Hàm lượng COD, H2S tại tất cả các điểm đều có giá trị vưỡng ngưỡng cho phép. Đối với mẫu nước cấp, không phát hiện: vi khuẩn Vibrio tổng số, V.parahaemolyticus, hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo, kim loại nặng (Hg, Pb, Cd) tại các điểm lấy mẫu; Các thông số: nhiệt độ, pH, độ mặn, DO, N-NO2, N-NH4+, N-NO3, P-PO4, TSS, COD, H2S ở cả 11 điểm lấy mẫu đều có giá trị nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép; Có 9 loài tảo (Alexandrium pseudogonyaulax, Kryptoperidinium foliaceum, Alexandrium leei, Alexandrium affine, Skeletonema costatum, Pandorina sp, Preperidinium meunier, Dysmorphococcus sp, Prorocentrum rathymum) được phát hiện tại các điểm lấy mẫu, mật độ các loài tảo thấp, nằm trong giới hạn cho phép.
Trên cơ sở các kết quả quan trắc này, Chi cục Thủy sản khuyến cáo: Có thể lấy nước ở các điểm quan trắc để cấp nước cho ao nuôi tôm trên địa bàn. Khi cấp nước, cần thực hiện theo quy trình sau: 1) Lấy nước vào ao lắng/chứa ở thời điểm đỉnh triều, qua túi lọc dày (kích thước lưới lọc ≤ 200µm) để loại bỏ rác, chất rắn lơ lửng, ấu trùng, trứng địch hại cho tôm; 2) Kiểm tra lại các thông số môi trường nước như: nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, DO, N-NO3, N-NH4, N-NO2, P-PO4, H2S… trước khi cấp nước vào ao nuôi. Trong ao nuôi, thường xuyên theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý, đảm bảo các thông số nằm trong ngưỡng cho phép để nuôi tôm. Hiện nay, do ảnh hưởng của đợt áp thấp nhiệt đới (từ ngày 06/10/2020), hầu hết các diện tích nuôi tôm ven sông đều bị ngập lụt, môi trường nước bị ô nhiễm; nguồn nước vùng bãi ngang ven biển cũng bị ảnh hưởng, ô nhiễm do nước lụt đổ về từ thượng nguồn. Do đó, trong thời gian tới, không cấp nước vào ao nuôi tôm, chờ tình hình môi trường nước ổn định mới cấp nước vào ao chứa và xử lý trước khi cấp vào ao nuôi.
Dương Văn Chinh- Chi cục Thủy sản
|