HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG LẠC MẬT ĐỘ DÀY TRÊN VÙNG CÁT VEN BIỂN
Ngày tạo: 29/05/2018
Lượt xem: 584
Với mục đích phát triển các mô hình sinh kế, chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế cho bà con nhân dân vùng biển trước sự cố môi trường biển xẩy ra trong thời gian vừa qua. Vụ Đông Xuân 2017 – 2018, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình trồng lạc mật độ dày trên vùng cát ven biển và nội đồng cho người dân ở thôn Thủy Bạn xã Trung Giang huyện Gio Linh.
Mô hình trồng lạc bằng phương pháp cải tiến được triển khai trên diện tích 2ha, sử dụng giống lạc L14 và lạc SVL1 áp dụng quy trình mật độ dày, mật độ trồng 10 x 22cm x 1 hạt (45cây/m2), bón phân đẩy đủ và cân đối theo quy trình kỷ thuật. Mô hình đối chứng là giống lạc Lỳ Tây Nguyên không áp dụng công nghệ sản xuất lạc theo phương pháp cải tiến (mật dộ 30 cây/m2).

mô hình trồng lạc tại Nam sơn
Được biết, điểm thực hiện mô hình là vùng biển bãi ngang với hầu hết diện tích đất là đất cát bạc màu. Một số nơi người dân đã có trồng lạc nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật, thiếu đầu tư chăm sóc nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Trong quá trình triển khai mô hình trồng lạc mật độ dày, bên cạnh đầu tư giống và vật tư phân bón, Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho người dân từ khi làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến khi thu hoạch. Tiếp xúc với chúng tôi ông Nguyễn xuân Lộc – Phó Trưởng trạm Khuyến nông Gio Linh, cán bộ kỷ thuật phụ trách mô hình cho biết: “Khi triển khai mô hình trồng lạc mật độ dày bà con cần lưu ý một số điểm kỷ thuật căn bản như sau: Cày bừa kỹ, sạch cỏ, bằng phẳng, lên luống: rộng 1,5-2,0m, cao 25-30 cm, rãnh luống rộng 30cm, hướng luống có thể theo hướng Đông Tây để tận dụng ánh sáng mặt trời, luống phải thoát nước tốt; Sau khi làm đất bằng phẳng, dùng cuốc bàn hoặc lưỡi cày nhỏ để rạch hàng, sau đó bón phân vào rảnh, lấp một lớp đất mỏng và gieo hạt: khoảng cách Hàng = 20-21cm, khoảng cách Hạt = 9-10 cm, độ sâu lấp hạt 5-6 cm; Bón lót phân: 100% vôi bột + 100% phân chuồng hoai + 100% lân + 30% đạm + 30% Kali, vôi bón sau khi cày đất xong; Bón thúc phân lần 1: Khi lạc có 3,0 - 4,0 lá thật gồm 40% đạm + 20% ka li, bón theo rảnh, lấp đất kết hợp làm cỏ tưới nước cho cây (nếu trời hạn); Bón thúc lần 2: Khi cây tàn hoa đợt 1 gồm 30% đạm + 50% ka li, bón xa gốc 7-8 cm, bón theo rảnh, lấp đất kết hợp tưới nước (nếu trời hạn) và vun nhẹ cho cây, tạo điều kiện cho cây đâm tia dễ dàng. Ngoài ra trong quá trình triển khai mô hình bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh, đồng thời quản lý được dinh dưỡng của cây trong từng thời kỳ sinh trưởng”.
Qua triển khai, theo giỏi bước đầu cho thấy những ưu điểm nỗi trội của giống lạc L14 và lạc SVL1 như: kháng bệnh lá cao, có khả năng chịu hạn khá, thời gian sinh trưởng từ 110 đến 120 ngày, cây lạc sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, năng suất, chất lượng và hiệu quả mang lại khá cao. Qua so sánh cho thấy, ruộng lạc đối chứng dùng lượng phân vô cơ cao hơn từ 1,2 -1,8 lần, sử dung thuốc bảo vệ thực vật cao hơn xấp xỉ 1,6 lần so với ruộng lạc mô hình. Kết quả mô hình với việc áp dụng quy trình trồng lạc mật độ dày đã cho năng suất cao hơn hẳn so với sản xuất đại trà. Năng suất lạc L14 là 42 tạ/ha, lạc SLV1 là 46 tạ/ha, tăng gấp khoảng 1,5 lần so với ruộng đối chứng, nếu lấy công làm lãi thì lợi nhuận mang lại 38,3 đến 44,7 triệu đồng/ha. Bên cạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc áp dụng mô hình nói trên đã góp phần thay đổi nhận thức, xóa bỏ tập quán canh tác cũ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, giảm công lao động cho nông dân; góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân vùng sản xuất lạc vùng ven biển.
Đang thu hoạch lạc anh Trần Văn Hậu một nông dân thôn Thủy Bạn xã Trung Giang vui vẽ nói: “Mô hình sản xuất lạc theo phương pháp cải tiến, mật độ dày rất phù hợp nơi đây, năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với gieo thưa theo phương pháp truyền thống; nhờ tham gia mô hình tôi biết được kiến thức và giờ đây đã tận mắt thấy kết quả. Trong vụ tới chúng tôi sẽ áp kỷ thuật này vào thay những cách làm từ trước để đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình”. Như vậy cùng với việc đưa giống lạc mới vào sản xuất, vấn đề cải tiến quy trình kỹ thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng, trong đó tăng mật độ hạt khi gieo góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Thông qua mô hình, bà con nông dân được tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, ứng dụng vào sản xuất đại trà trong thời gian tới, nhằm mang lại hiệu quả ngày càng cao.
Bà Dương Thị Xuân Phó Chủ tịch UBND xã Trung Giang cho biết:“Việc triển khai mô hình thử nghiệm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đưa một giống lạc mới vào sản xuất, để đánh giá tính thích nghi và hiệu quả kinh tế, nhằm thay thế dần giống cũ bị thái hóa, tiến tới nhân rộng trên đại trà, là một việc làm cần thiết. Từ kết quả mô hình trồng lạc mật độ dày trung tâm Khuyến nông triển khai, chúng tôi thấy rằng giống lạc L14 và SVL1 phù hợp với đất đai khí hậu của địa phương. Trên cơ sở đó địa phương chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất trong các vụ tới, từ đó làm cơ sở cho việc thay thế giống lạc lạc Lỳ Tây nguyên lâu đời đã bị toái hóa, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp”
Mô hình sản xuất lạc theo phương pháp cải tiến, vụ Đông Xuân 2017-2018 đã tạo bước đột phá trong quy trình thâm canh cây lạc, tăng mật độ cây trên đơn vị diện tích bằng cách gieo dày hợp lý, thay dần giống Lỳ Tây Nguyên bị thoái hóa bằng giống lạc mới L14 và SVL1 cho năng suất chất lượng và hiệu quả cao, phù hợp với thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Mô hình đã tạo nên bước đột phá mới trong quy trình thâm canh tăng năng suất lạc tại địa phương, sẽ làm cơ sở cho việc khuyến cáo đưa vào sản xuất đại trà trong thời gian tới.
Bài & ảnh: Phan Việt Toàn TTKNQT
|