LẬP NGHIỆP TỪ TẤM BẰNG ĐẠI HỌC
Ngày tạo: 10/11/2017
Lượt xem: 797
Có tấm bằng cử nhân đại học trên tay, nhưng gần đây nhiều thanh niên ở tỉnh Quảng Trị không tìm 1 việc làm ở các thành phố lớn hoặc ở các doanh nghiệp mà quyết tâm trở về lập nghiệp trên chính mảnh đất nông nghiệp quê hương mình. Với khả năng tiếp cận thị trường nhanh cộng với những kiến thức được học, họ đã nỗ lực tìm tòi, vượt khó, xây dựng nên nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả…

Mô hình nuôi lợn rừng
Gần đây người dân ở xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong ai cũng tấm tắc khen ngợi ý chí vươn lên của 1 nhóm thanh niên là sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Huế đã mạnh dạn thuê đất, xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp. Từ đầu năm 2016, trên vùng đất thuê của xã với thời gian 20 năm, nhóm sinh viên gồm Nguyễn Văn Nhã, Phan Trung Thông và Trần Thị Hồng Sương đã đầu tư khoảng 1 tỷ đồng xây dựng chuồng trại, lắp đặt hệ thống điện, nước, nuôi giun quế, nuôi heo rừng và nuôi bò. Hiện tại đã có thu nhập từ giun quế, còn lợn rừng và bò đang phát triển tốt, hứa hẹn sẽ cho nguồn thu nhập cao. Chị Trần Thị Hồng Sương, Thành viên nhóm xây dựng mô hình kể với chúng tôi rằng: Sương và Thông quê ở Quảng Bình, Nhã ở Quảng Trị, quá trình học tập, nhóm chơi rất thân với nhau. Sau khi tốt nghiệp, ra trường, trong 1 lần nhóm gặp nhau, Nhã kể quê hương Triệu Phước có vùng đất rộng nhưng hầu như bỏ hoang, thế là cả nhóm bật lên ý tưởng tại sao chúng mình không hợp tác, liên kết với nhau, lập 1 trang trại chăn nuôi tổng hợp. Nói là làm, mỗi người về quê xin vốn của gia đình, góp nhau thực hiện. Ban đầu hết sức khó khăn nhưng bây giờ mọi việc đã đi vào ổn định, bước đầu thấy rất phấn khởi. Trần Thị Hồng Sương nói:
Theo chị Sương cho biết những kiến thức được trang bị trong 4 năm học tại Trường Đại học Nông Lâm Huế rất bổ ích, đã giúp cho nhóm áp dụng vào thực tế rất có hiệu quả. Nhóm đã làm tốt khâu chọn giống, áp dụng các quy trình kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên các loại con nuôi tăng trọng nhanh. Tuy nhiên do mới ra trường, thiếu vốn nên phải chọn phương thức chăn nuôi lấy ngắn nuôi dài và đầu tư quy mô nhỏ, sau đó khi có nguồn vốn tích lũy sẽ mở rộng. Nới hình thành chưa đầy 1 năm nhưng đã có nhiều sinh viên của Trường Đại học Nông Lâm Huế chọn mô hình để thực tập và nhiều đoàn viên, thanh niên trong xã đến tham quan, học tập. Anh Lê văn Quốc, Bí thư xã Đoàn xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong cho biết:
Không chỉ nhóm sinh viên này, trên địa bàn Quảng Trị gần đây đã có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học đã chọn nông thôn là nơi để lập thân, lập nghiệp bằng nhiều hình thức, nhiều cách làm khác nhau. Đây thực sự là 1 tín hiệu đáng phấn khởi, vấn đề đáng quan tâm đó là các cấp, các ngành cần tạo điều kiện cho họ về đất đai cũng như có được nguồn vốn vay ưu đãi.
Bá Thuần – Đài PTTH
|