Từ ngày 06/10 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa to đến rất to với cường suất lớn trên diện rộng, tập trung trong thời gian ngắn theo từng đợt, lũ trên các sông lên rất nhanh gây ngập lụt sâu trên diện rộng tại các địa phương trên địa bàn. Theo báo cáo nhanh của các địa phương đã có trên 5.800 con gia súc và 580.000 con gia cầm các loại chết hoặc trôi mất; nhiều hố chôn gia súc, gia cầm bệnh tại một số địa phương bị ngập nước lâu ngày dẫn đến sụt lún, do đó nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao.
|
Thời tiết mưa bão ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn vật nuôi, vì vậy cần phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trước, trong và sau mùa mưa bảo. Thời tiết mưa bảo không những gây khan hiếm nguồn thức ăn mà còn dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc - gia cầm. Mặt khác khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng tạo cơ hội phát tán mầm bệnh.
|
Trong chăn nuôi gà, úm gà là giai đoạn rất quan trọng có tính quyết định đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà. Gà con mới nở được xem là thời kỳ dễ bị tổn thương nhất do gà thay đổi từ chế độ điều chỉnh nhiệt chưa hoàn thiện đến chế độ điều chỉnh thân nhiệt của gà trưởng thành. Đặc biệt với thời tiết mưa lạnh sẽ làm chậm hoặc không tiêu túi lòng đỏ, gây viêm, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm sức đề kháng và kế phát nhiều bệnh làm tăng tỷ lệ chết, giảm năng suất, chất lượng đàn gà.
|
Theo thông báo của Cục Thú y, thời gian gần đây, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra tại các nước trong khu vực Châu Á, đặc biệt thời gian gần đây, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng tại Trung Quốc, trong đó có các ổ dịch xảy ra tại các địa phương gần với biên giới Việt Nam (cách khoảng 200 km).
|
Trong chăn nuôi gà, thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng, giá thành sản phẩm. Việc lựa chọn và sử dụng các nguồn thức ăn tốt, nguyên liệu đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý; thành phần thức ăn đảm bảo đầy đủ các giá trị dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển và hướng sản xuất của gà sẽ góp phần tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
|
Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị các loại dịch bệnh trên đàn lợn chỉ xảy ra ở những con không được tiêm phòng các loại vắc xin theo khuyến cáo của cơ quan thú y, bệnh Lở mồm long móng ở lợn không xảy ra; bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã cơ bản được kiểm soát và khống chế, chỉ xảy ra rải rác, tính đến ngày 10/8/2020 toàn tỉnh có 165 hộ chăn nuôi có Dịch tả lợn Châu Phi, tiêu hủy 896 con lợn các loại và chỉ còn 06 xã có Dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 30 ngày là điều kiện để người dân tái đàn, tăng đàn lợn để có thu nhập trang trải cho cuộc sống hàng ngà
|
Chăn nuôi trâu đã có từ lâu đời, nhưng trong nhiều năm qua Việt Nam chưa chú trọng phát triển, quan tâm đúng mức, tình trạng thiếu trâu đực giống có ở nhiều nơi, hiện tượng phối giống cận huyết thống khá phổ biến, chăn nuôi quảng canh… dẫn đến đàn trâu có chiều hướng suy giảm cả về số lượng, tầm vóc, chất lượng và do đặc điểm trâu cái biểu hiện động dục ngầm, thời gian mang thai của trâu dài nên đàn trâu chưa được chú trọng phát triển.
|
Quảng Trị, có hơn 70 ngàn hộ chăn nuôi nhưng chủ yếu vẫn là chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, phân tán, kỹ thuật lạc hậu, chuồng trại gắn liền với nơi sinh hoạt của gia đình, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh nên luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát và dễ bị tổn thương khi thị trường bất ổn.
|
Vịt biển là giống vịt đầu tiên ở Việt Nam có khả năng chống chịu bệnh tốt, thích nghi trong môi trường nước mặn cũng như nước lợ, nước ngọt, đặc biệt chúng có thể uống được nước biển và tìm mồi trên biển, tăng trọng nhanh, thịt thơm ngon, khả năng tự kiếm mồi tốt. Đặc biệt khi nuôi trên vùng biển bải ngang có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, có thể ăn trực tiếp những loại thức ăn có độ đạm cao như cá, tôm...
|
Năm 2019, sản xuất chăn nuôi lợn chịu nhiều tác động nhiều của diễn biến thị trường (9 tháng đầu năm giá thịt lợn hơi giảm thấp, có thời điểm dưới 30.000 đồng/kg thịt lợn hơi, các tháng cuối năm tăng cao, có thời điểm hơn 90.000 đồng/kg thịt lợn hơi), cùng với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi hoành hành và bệnh Lở mồm long móng gia súc gia tăng.
|
Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại Quảng Trị đang diễn biến phức tạp, chưa xử lý dứt điểm, tốc độ phát sinh dịch bệnh mới có nguy cơ tăng cao, chiều hướng lây lan nhanh với các bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu phi, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm... gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
|
Năm 2019, là một năm đặc biệt khó khăn đối với sản xuất chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn. Dịch tả lợn Châu Phi gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phải tiêu hủy gần 60.000 con lợn các loại; Dịch Lở mồm long móng type O ở lợn xảy ra ở 17 xã phường, thị trấn của 7 huyện, thị xã, thành phố phải tiêu hủy 1.428 con lợn các loại; Dịch lở mồm long móng trâu bò xảy ra ở 33 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thành phố, thị xã làm 1.459 con trâu bò mắc bệnh và các loại dịch bệnh khác trên vật nuôi như tiêu chảy, tụ huyết trùng, phó thương hàn,… cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất chăn nuôi của tỉnh nhà.
|
Hiện nay, tình hình dịch tả lợn Châu Phi trong cả nước đang diễn biến hết sức phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra rất nguy hiểm, có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị, khả năng lây lan trên phạm vi rộng và kéo dài, mầm bệnh rất khó để tiêu diệt.
|
Vào mùa mưa rét, nhiệt độ thường xuống thấp kéo dài kết hợp với ẩm độ không khí cao làm cơ thể vật nuôi tốn nhiều năng lượng để chống rét, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến nguy cơ phát sinh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, tiêu chảy, lở mồm long móng, tai xanh, bệnh hen suyễn, cúm gia cầm, niu-cát-xơn, gum-bô-rô, đậu, viêm gan siêu vi, chứng bại huyết ở gia cầm,... có điều kiện bùng phát.
|
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, bệnh lở mồm long móng gia súc đã xảy ra tại 30 xã, phường, thị trấn tại các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Đakrông, Hướng Hóa, Thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà làm gần 1.400 con trâu bò mắc bệnh. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số nội dung cơ bản về bệnh lở mồm long móng gia súc để giúp bà con có hiểu biết đúng về bệnh và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
|
Hiện nay, Dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và chưa có dấu hiệu dừng lại, hàng ngày các địa phương trong tỉnh phải tiêu hủy từ 400-600 con lợn, có ngày lên đến trên 1.000con. Tính đến ngày 13/10/2019, dịch đã xảy ra trên đàn lợn của 8.894 hộ dân tại 479 thôn, bản của 116 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã, thành phố; số lợn bị chết, nhiễm bệnh phải tiêu hủy là 46.386 con; tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 2.485,7 tấn. Đến nay, đã có 31 xã, phường, thị trấn hết dịch, tuy nhiên trong đó đã có 13 xã, phường, thị trấn tái phát dịch trở lại và nhiều địa phương đã hơn 15 ngày không phát sinh thêm ca bệnh dịch mới.
|
Bệnh sán lá gan xảy ra ở hầu hết các loài gia súc và có thể lây sang người qua đường ăn uống. Vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh… là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
|
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều hộ dân chuyển sang phát triển chăn nuôi gà để cải thiện thu nhập, ổn định đời sống, góp phần bù đắp lượng thực phẩm thiếu hụt do ảnh hưởng của Dịch tả lợn Châu Phi. Trong quá trình kiểm tra tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các địa phương, qua quan sát triệu chứng lâm sàng trên một số đàn gà nuôi tại hộ dân cho thấy tỷ lệ mắc Bệnh Cầu trùng là rất cao. Để giúp bà con nông dân có hiểu biết đầy đủ về bệnh, chúng tôi xin giới thiệu Bệnh Cầu trùng ở gà và các biện pháp phòng, trị để bà con nông dân chủ động trong quá trình chăn nuôi nhằm giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.
|
Trước tình diễn biến dịch tả lợn Châu Phi ngày càng phức tạp, để ổn định và phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có công văn số : 5329/ BNN-CN, ngày 25/7/2019 về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thực hiện.
|
Hiện nay, Dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp và lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, những ngày gần đây tại các địa phương có dịch phải tiêu hủy khoảng 600 - 800 con lợn/ngày, có ngày phải tiêu hủy hơn 2.700 con.
|
Gần đây, trong quá trình kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, chúng tôi phát hiện nhiều đàn lợn mắc bệnh Liên cầu khuẩn mà người chăn nuôi không biết đó là bệnh gì.
Để giúp bà con nông dân hiểu rõ về bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn nhằm chủ động trong công tác phòng và điều trị, giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra trong quá trình chăn nuôi. Chúng tôi xin giới thiệu bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn như sau:
|
Vỗ béo bò trước khi bán thịt rất quan trọng, làm tăng hiệu quả chăn nuôi do tăng khối lượng và chất lượng thịt. Sử dụng nguồn thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò trên cơ sở có bổ sung khẩu phần ăn (thức ăn tinh). Tuy nhiên cho đến nay tỷ trọng về số lượng bò vỗ béo trước khi bán thịt so với tổng đàn vẫn còn chiếm một tỷ lệ thấp.
|
Vào mùa hè thời tiết nắng nóng nhiệt độ thường lên cao, có khi lên tới 38 - 400C cộng thêm những cơn mưa dông sẽ là môi trường thuận lợi để cho các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng,… gây bệnh cho gia súc, gia cầm phát triển.
|
Hiện nay, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước diễn biến bất thường so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng gay gắt xuất hiện kéo dài với nhiệt độ cao phổ biến 35 - 39 độ C, có nơi nhiệt độ lên đến 40 độ C. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn, trong thời gian tới, nắng nóng vẫn duy trì tại khu vực Trung Bộ. Với nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý của đàn gia súc, gia cầm...Để phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, bà con cần áp dụng kịp thời một số biện pháp như sau:
|
Như chúng ta đã biết, trong những năm trở lại đây tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở tỉnh Quảng Trị diễn biến hết sức phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm như: lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm, dịch tả... đã và đang liên tục xảy ra gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Khi có dịch bệnh xảy ra, con vật bệnh sẽ bài thải các mầm bệnh và thường phát tán trong không khí (vi rút có thể phát tán xa hơn 3km). Những mầm bệnh này bám vào môi trường xung quanh, khi có điều kiện thì xâm nhập và gây bệnh cho vật nuôi.
|
Bệnh bại huyết trên vịt hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng huyết là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ, suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể làm vịt chết nhanh chóng. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính của vịt.
|
Hiện nay tại Quảng Trị, thời tiết thay đổi bất thường, nắng-mưa ẩm xen kẽ làm gia súc, gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm; Ngoài ra, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, chuồng nuôi ẩm thấp, lầy lội là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút phát triển mạnh và gây bệnh cho đàn vật nuôi.
|
Quảng Trị là tỉnh có điều kiện khí hậu hết sức phức tạp, là nơi chịu ảnh hưởng thiên tai với tần suất và mức độ cao như: bão; áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, rét đậm, rét hại kéo dài... không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp đặc biệt đã làm thiệt hại lớn đến chăn nuôi ở các địa phương .Vì vậy để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão, lũ lụt có hiệu quả người chăn nuôi cần thực hiện tốt những nội dung sau:
|
Nấm phổi trên vịt là bệnh thường xảy ra vào mùa nóng ẩm gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi vịt, gần đây bệnh cũng đã xuất hiện trên một số đàn vịt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về Bệnh Nấm phổi trên vịt để giúp bà con chăn nuôi vịt hiểu rõ về bệnh nhằm chủ động trong công tác phòng và điều trị bệnh Nấm phổi trên vịt, giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra trong quá trình chăn nuôi.
|
Theo thông tin của Tổ chức Thú Y thế giới (OIE), ngày 01/8/2018 bệnh Dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Tính đến ngày 25/8/2018, tổng cộng đã có 04 ổ dịch Dịch tả lợn châu Phi được Trung Quốc báo cáo cho OIE với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 10.000 con; mặt khác, từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia (bao gồm: Trung Quốc, Liên Bang Nga, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungari, Látvia, Mônđôva, Phần Lan, Rômani, Nam Phi, Ucraina và Dawmbia) báo cáo có Dịch tả lợn châu Phi.
|
Hiện nay ở tỉnh ta đang vào mùa hè, là cao điểm của nắng nóng. Trong thời gian qua thời tiết khí hậu diễn biến thất thường, thường xuyên xuất hiện các đợt nắng nóng kéo dài nhiệt độ tăng cao. Sau những đợt nắng nóng thường xuất hiện mưa, giông, thời tiết biến đổi rất khó lường. Với thời tiết khí hậu như vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đàn gia súc gia cầm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao.
|
|
Bệnh Dại được đánh giá là bệnh truyền nhiễm gây chết người kinh sợ nhất của loài người. Nguồn mang mầm bệnh Dại chủ yếu là chó nuôi và khi đã bị chó dại cắn mà không đến cơ sở y tế điều trị dự phòng thì chắc chắn sẽ tử vong.
|
Chăn nuôi Dê là nghề truyền thống có từ rất lâu đời, Dê là loài gia súc nhai lại có tầm vóc nhỏ, ăn được nhiều lá cỏ và loại cây, khả năng chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật tốt. Dê mắn đẻ, thời gian mang thai ngắn, tốc độ tăng đàn nhanh, ít vốn, tận dụng được lao động nhàn rỗi trong gia đình.Nhưng để chăn nuôi đạt hiệu quả cao cần phải biết được điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, cũng như những thuận lợi, khó khăn của địa phương và hướng sản xuất của gia đình để có thể chọn giống, phương thức nuôi phù hợp. Để mang lại hiệu quả cao nhất và tránh được những rủi ro, việc “Xây dựng chuồng trại và chọn giống” là yếu tố quan trọng mà người chăn nuôi cần nắm bắt:
|
Hiện nay, tình hình thời tiết và dịch bệnh gia súc, gia cầm đang diễn biến khá phức tạp, mưa rét là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như: Dịch tả, tụ huyết trùng, các bệnh về đường hô hấp…có điều kiện bùng phát. Rét hại làm nhiều loại vật nuôi như trâu bò, lợn, gà, ngan, vịt…có thể bị chết nếu không có biện pháp phòng chống tích cực sẽ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương và Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Trị thời tiết mùa đông năm nay sẽ có những diễn biến phức tạp hơn, các đợt không khí lạnh cũng như rét đậm, rét hại kéo dài và mùa đông sẽ lạnh hơn so với các năm, tập trung chủ yếu vào tháng 1 và tháng 2 năm 2018.
|
Hiện nay đang trong mùa mưa bão, thời tiết diễn biến phức tạp có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lũ lụt trên diện rộng, là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển và lây lan. Để chủ động phòng chống dịch bệnh nhằm bảo vệ và phát triển đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Người chăn nuôi cần lưu ý một số bệnh thường xảy ra trên đàn gia cầm và các biện pháp phòng bệnh chủ yếu như sau:
|
Thịt lợn bị tiêm thuốc an thần nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe người sử dụng và làm sao để nhận biết con lợn thịt đã bị tiêm thuốc là những thông tin mà cộng đồng quan tâm trong thời gian gần đây.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Những năm vừa qua, Quảng Trị là một trong những địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm. Dịch cúm đã gây thiệt hại không nhỏ cho giá trị của ngành chăn nuôi và các hộ chăn nuôi gia cầm, gây tâm lý băn khoăn, lo lắng trong nhân dân.
|
Dúi là động vật thuộc họ gặm nhấm phân bố ở hầu khắp các vùng nước ta. Hình thù bên ngoài dúi không khác chuột là mấy nhưng khi trưởng thành trọng lượng của dúi có thể đạt 3kg/con, trung binh tư 1,6 đên 1,7kg. Thịt Dúi thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng nên rất được ưa chuộng. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên hiện nay Dúi không đủ cung cấp cho thị trường. Mấy năm trở lại đây, một số hộ dân ở các tỉnh bạn đã thuần hóa nuôi dưỡng thành công loài Dúi, hứa hẹn mô hình phát triển kinh tế mang lại lợi nhuận cao.
|
Để chủ động dập tắt các ổ dịch, hạn chế tới mức thấp nhất các ổ dịch phát sinh và ngăn ngừa dịch lây lan trên diện rộng, bảo vệ sức khỏe nhân dân và ổn định sản xuất nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, Chi cục Thú y Quảng Trị đã triển khai các nhiệm vụ phòng chống triệt để và kịp thời để tránh lây lan ra diện rộng, đã tiến hành phân công lãnh đạo, cán bộ trực chống dịch trong các ngày nghỉ cuối tuần, công khai số điện thoại liên hệ để tiếp nhận thông tin dịch.
|
I. GIỚI THIỆU:
1. Vai trò của con giống
Con giống đóng vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Có ý kiền cho rằng thức ăn mới là quan trọng, song dù cho thức ăn có tốt mấy cũng không thể biến chất lượng thịt của lợn nội đạt chất lượng cao như lợn ngoại. Vì vậy vai trò của con giống vô cùng to lớn trong sản xuất các sản phẩm chăn nuôi thịt, trứng, sữa.
|
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là gì?
Bệnh LMLM là bệnh truyền nhiễm cao do vi rút gây nên, bắt đầu bằng triệu chứng sốt, sau đó phát sinh mụn nước, chủ yếu ở miệng và móng. Bệnh do vi rút thuộc họ Picornaviridae, giống Apthovirus gây ra với 7 tuýp vi rút gây bệnh là O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1, mỗi tuýp lại có các tuýp phụ, ví dụ như O1, A22. Thời gian ủ bệnh trung bình là 3-8 ngày nhưng có thể đến 14 ngày hoặc dài hơn. Bệnh có thể gây chết lợn, trâu bò, cừu và dê. Gia súc nhanh chóng giảm cân và giảm sản lượng sữa.
|
Hiện nay hầu hết các bà con chăn nuôi ta ai cũng đều biết tới cụm từ rất quen thuộc đó là “ bốn bệnh đỏ” , đây là bốn bệnh phổ biến nhất trong chăn nuôi gia súc (cụ thể là lợn), nó là bốn bệnh được khuyến cáo là cần tiêm vacxin cùng với các bệnh như: lở mồm long móng (FMD) hay bệnh mới xuất hiện tai xanh (PRRS). Vậy bốn bệnh đỏ gồm những bệnh gì? lý do tại sao nó lại nguy hiểm? và những hiểu biết cơ bản về nó. Sau đây là một số vấn đề cơ bản người chăn nuôi cần biết, mong rằng bà con sẽ cẩn thận hơn, đừng chủ quan về chúng.
|
1- Bệnh sót nhau:
- Nguyên nhân: Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết; can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau bị đứt và sót lại; lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức, tử cung co bóp kém không đẩy được nhau ra…
|
I. GIỚI THIỆU GIỐNG
Gà thả vườn là gà kiêm dụng thịt, trứng. Các giống nuôi phổ biến tại Quảng Trị gồm có gà Tam Hoàng (các dòng), Kabir, Lương Phượng Hoa ... Chúng có thịt trắng, thơm ngon, thân nhỏ, xương mềm; có khả năng chịu đựng tốt và thích ứng với mọi phương thức chăn nuôi. Nhìn chung, các giống gà đều có các đặc điểm:
|
Thỏ là loại động vật gặm nhấm, có ưu điểm dễ nuôi, không tranh chấp lương thực với người và gia súc khác, có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp, cỏ, lá tự nhiên.
Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ, hàm lượng đạm và nước cao, hàm lượng mỡ thấp hơn các động vật khác. Hiện nay thịt thỏ đang được dùng nhiều ở các nhà hàng, khách sạn trong Tỉnh.
Đầu tư chuồng trại thấp, cần ít diện tích, tận dụng được các nguyên vật liệu của địa phương và công lao động gia đình.
Phân thỏ có thể dùng để bón cây, nuôi cá, nuôi giun làm thức ăn cho gà, vịt, cá..
|
Dê là gia súc nhai lại có tầm vóc nhỏ, ăn được nhiều lá cỏ và loại cây, khả năng chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật tốt. Dê mắn đẻ, thời gian mang thai ngắn, tốc độ tăng đàn nhanh. Chăn nuôi dê ít vốn, quay vòng nhanh, tận dụng được lao động nhàn rỗi trong gia đình.
|
I/ KHÁI NIỆM VỀ BÒ THỊT
Thịt bò là một loại thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, vì nó có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại thịt khác, nó cũng có màu sắc, mùi vị phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
|
Chăn nuôi đại gia súc là một lợi thế so sánh của vùng nông nghiệp bán sơn địa. Để phát triển chăn nuôi cùng với công tác cải tạo giống gia súc và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới thì việc giải quyết thức ăn gia súc, trong đó có vấn đề cây thức ăn gia súc cho động vật ăn cỏ (trâu, bò, dê,...) là rất quan trọng.
|
1. Giới thiệu:
Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ vào khoảng năm 1987, vào thời điểm đó, do chưa xác định được căn nguyên bệnh nên được gọi là “bệnh bí hiểm ở lợn” (MDS). Một số người căn cứ theo triệu chứng gọi là “bệnh tai xanh ở lợn”. Sau đó, bệnh lây lan rộng trên toàn thế giới và được gọi bằng nhiều tên: Hội chứng hô hấp và vô sinh của lợn (SIRS), bệnh bí hiểm ở lợn (MDS) như ở châu Mỹ hay Hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn (PEARS), Hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS), bệnh tai xanh như ở châu Âu. Năm 1992, Hội nghị quốc tế về bệnh này được tổ chức tại St. Paul, Minnesota đã nhất trí dùng tên PRRS và đã được Tổ chức Thú y thế giới công nhận.
|
Ở nhiều nơi, bà con thường dùng khoai, sắn tươi làm thức ăn thêm cho gia súc. Tuy nhiên, trong sắn tươi có chứa nhiều chất glucoxit, dưới tác động của men tiêu hóa sẽ phân giải thành axít xyan hydric (HCN) ở dạng tự do, gây ngộ độc cho gia súc nếu ăn nhiều hoặc chưa được chế biến.
|
* Nguyên nhân: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính của trâu bò do trực khuẩn Clostridium chauvoei và Clostridium perfringens gây ra với triệu chứng sưng bắp thịt có khí gọi là các ung khí.
|
1. TRIỆU CHỨNG:
- Thể ác tính: Con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41 - 420C và trở nên hung dữ điên loạn đập đầu vào tường, có thể chết trong 24 giờ. Ở một số bê nghé 3 - 18 tháng có triệu chứng thần kinh: giãy giụa rồi ngã xuống đất chết. Có khi con vật đang ăn cỏ chạy lồng lên run rẩy, ngã xuống và lịm đi.
|